Công ty CP Thương Mại Kỹ Thuật Nông Nghiệp Sinh Học Noam

địa chỉ: 61C Trần Khắc Chân, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh.
slider mặc định
slider mặc định
slider mặc định
slider mặc định

ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM THUẬN THIÊN TẠI AN GIANG

1. Đại lý Hữu Duy – Địa chỉ: Ấp Mỹ An, Xã Mỹ An, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang – Chủ đại lý: Nguyễn Hữu Duy – Điện thoại: 0939 336 409 – 0353 488 410 2. Đại lý Thanh Phong – Địa chỉ: Ấp Hòa Long, Xã Định Thành, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang – Chủ đại lý: Đặng Thanh Phong – Điện thoại: 0982 660 274
0965 512 178 https://zalo.me/0968972178 https://www.facebook.com/profile.php?id=61557455690910&mibextid=ZbWKwL https://goo.gl/maps/ZgB3qCjngPbDVLFr7
.
Một số giải pháp phát triển nông nghiệp TRỌNG TÂM cần chú ý
.

Tin Tức

Một số giải pháp phát triển nông nghiệp TRỌNG TÂM cần chú ý

Nông nghiệp được xem là ngành kinh tế chủ lực nước Việt Nam được nhiều bạn bè biết đến và cũng là nhà cung ứng nông sản hàng đầu trên Thế Giới hiện nay. Nhưng làm thế nào để nền nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững và đổi mới, mỗi năm đều gia tăng sản lượng xuất khẩu? Hôm nay, Hồng Thái Group chia sẻ đến bạn một số giải pháp phát triển nông nghiệp TRỌNG TÂM tiên tiến hiện đại nhất.

02/03/2023
1441

Công ty CP Thương Mại Kỹ Thuật Nông Nghiệp Sinh Học chuyên cung cấp Phân bón hữu cơ nhập khẩu, Phân bón hữu cơ, Phân bón nhập khẩu, luôn đồng hành cùng nhà nông, doanh nghiệp sinh học, hữu cơ khác để đưa nền nông nghiệp nước nhà đi nhanh hơn, mạnh hơn, phát triển bền vững.

1. Chính sách trợ giúp người nông dân sản xuất

Với mong muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng – kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền Nhà Nước đã ban hành công văn mới. Nội dung yêu cầu Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn sửa đổi, bổ sung, đưa ra chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất lúa không đạt hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả.

Phát Triển Nông Thôn và Bộ Nông Nghiệp phối hợp với Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư để theo dõi kiểm soát, hoàn thiện chính sách hỗ trợ người dân tham gia sản xuất, đẩy mạnh phát triển những vùng nguyên liệu trong nước thay thế nguồn nhập khẩu, đầu tư cho công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương để có thêm phương hướng triển khai giá bình ổn, đảm bảo quyền lợi cho người nông dân.

2. Xử lý khó khăn tiêu thụ nông sản

Giải pháp tháo gỡ khó khăn tiêu thụ ngành nông sản được Thủ Tướng yêu cầu Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển nông thôn phối hợp Bộ Công Thương để xử lý nhanh gọn vướng mắc người dân đẩy đà cho hoạt động tiêu thụ nông sản tốt hơn. Nâng cao hệ thống kiểm dịch chặt chẽ, tăng cường hỗ trợ người dân triển khai cấp mã vùng trồng trọt đảm bảo an toàn và dễ truy gốc nguồn gốc xuất xứ khi gặp vấn đề.

Đồng thời kiểm soát chặt chẽ thông tin và quá trình trao đổi mua bán xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đẩy nhanh tiến độ đàm phán quản lý chất lượng để tăng sản lượng. Cùng với đó, là hỗ trợ người dân phát triển thêm hệ sinh thái nông nghiệp, xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển nông nghiệp hữu cơ và ứng dụng rành rọt công nghệ cao. Vận động người dân tham gia các buổi họp địa phương nâng cao kiến thức nông nghiệp, tận dụng tối đa nguồn lực.

3. Ngăn chặn tăng giá bất hợp lý

Nhà Nước đã yêu cầu các cơ quan đảm nhiệm từng địa phương phối hợp rà soát, tăng cường công tác quản lý chặt chẽ với một số mặt hàng thiết yếu, tăng cường thanh tra, kiểm tra thị trường, ngăn chặn đầu cơ tích trữ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý,..Nếu phát hiện lập tức xử lý theo Pháp Luật để làm gương cho các chủ cơ sở sản xuất doanh nghiệp,…Tăng cường quảng bá hình ảnh thực phẩm Việt Nam an toàn chất lượng đến bạn bè khắp Thế Giới thông qua hội chợ triển lãm, lễ hội trong nước và quốc tế,….Đẩy mạnh khâu kết nối cung và cầu, tham gia vào hệ thống chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế, đẩy mạnh hoạt động thương mại tiêu thụ nông sản, xây dựng thêm sàn giao dịch nông sản hiệu quả,….

4. Ngăn tình trạng “ đất sốt”

Để người dân có thể an tâm sản xuất, Chính Phủ đã yêu cầu các cơ quan từng địa phương đề xuất ngăn chặn tình trạng “ sốt đất”. Giá đất tăng, làm tâm lý người dân phấn khích tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vì thế, Nhà Nước cần phải khẩn trương sửa đổi, bổ sung một số quy định trong bộ luật đất đai, trong đó có giá. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn cũng được tuyên truyền mạnh cho người dân thu gom chất thải, xử lý đúng cách để không ảnh hưởng đến chất lượng đất đai. Đất càng sạch sẽ giúp cho mùa màng  bội thu hơn và đạt chất lượng cao, nên người dân càng phải chú ý.

5. Chú trọng môi trường kinh doanh

Nhà Nước tập trung hỗ trợ ngành chế biến nông sản, lâm nghiệp, thủy sản đi đôi với thị trường và phát triển nông thôn, xây dựng chính sách ưu đãi và tạo môi trường minh bạch, thông thoáng cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nguyên liệu, chế biến nông sản. Không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn, thân thiện, tiêu chí rõ ràng, minh bạch để dễ dàng tiếp cận đúng với tiêu chuẩn Quốc Tế. Bên cạnh đó, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã phối hợp với Trung Ương Hội Nông Dân Việt Nam đề xuất chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân khởi nghiệp sáng tạo, bố trí dự án và dự phòng ngân sách.

6. Tạo điều kiện người dân tiếp cận vốn

Phần lớn người dân sản xuất trồng trọt gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Một phần hiểu được điều đó, Ngân Hàng Nhà Nước đã đưa ra phương hướng chỉ đạo tổ chức tín dụng thực hiện theo cơ cấu có thời hạn trả nợ, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, tăng thêm nguồn vay mới cho người dân có thể an tâm ổn định sản xuất kinh doanh, đồng thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Triển khai thực hiện thêm giải pháp khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, rà soát đơn giản hóa thủ tục cho vay,…Để tạo điều kiện cho tất cả người dân đều có thể tiếp cận với vốn, hỗ trợ vay tín dụng được mở rộng mạng lưới ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa,…để tất cả bà con khu vực biết đến và chủ động vay mượn khi cần.

7. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào ngành nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách để bạn không phải đi sau thời đại. Để thúc đẩy công nghệ tiên tiến hiện đại, cần phải có sự kết hợp giữa nông dân, nhà khoa học và doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quan hơn, đưa ra phương án hiệu quả nhất giúp tăng năng suất chất lượng nông sản. Điển hình cho lĩnh vực trồng trọt cần phải ứng dụng rộng rãi giống cây trồng mới để tăng năng suất và chất lượng, khả năng chống sâu bệnh và từng bước nghiên cứu lai tạo ra các loại nông sản biến đổi gen cho ra giống tốt hơn.

8. Xóa bỏ tiêu cực tâm lý tiểu nông

Bên cạnh tâm lý tiểu nông có xu hướng tích cực như yêu nước gắn với làng, xã quê hương,…thì vẫn có nhiều mặt cần phải điều chỉnh gấp để đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển vượt bậc hơn. Để xóa bỏ tâm lý: nghĩ và làm theo kinh nghiệm, bảo thủ, thói quen, ngại thay đổi, không dám mạo hiểm, sáng tạo,…Cần phải có sự tuyên truyền vận động tích cực từ cơ quan chính quyền địa phương. Thường xuyên mở ra lớp tập huấn tại làng xã để giáo dục ý thức để người dân có thể tiếp thu thêm nhiều điều mới lạ, dám nghĩ, dám làm và thay đổi tư duy. Một trong những dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam đổi mới tốt hơn.

9. Xây dựng tập đoàn nông sản mạnh

Một trong những tiêu chí đề ra chính là hình thành nhiều tập đoàn nông sản lớn mạnh trong nền kinh tế hội nhập. Càng nhiều tập đoàn nông sản mạnh sẽ giúp cho nông sản Việt Nam dễ dàng ổn định và phát triển được thị trường trong nước và cạnh tranh được với nông sản Quốc Tế. Vì thế, Đảng và Nhà Nước đã có thêm chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn thúc đẩy liên doanh doanh hợp tác mở rộng sản xuất, chế biến, huy động vốn và đầu tư khắc phục được mong muốn nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, mở rộng quy mô, áp dụng được quy trình khép kín, bảo vệ môi trường, tăng năng suất và chất lượng.

10.  Phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc trưng vùng miền

Mỗi vùng miền ở Việt Nam sẽ có khí hậu, đất đai vị trí địa lý khác nhau. Vì thế, người dân hãy tận dụng thế mạnh của mỗi vùng miền để phát triển được loại nông sản phù hợp, đa dạng, phong phú. Có rất nhiều loại nông sản, đặc sản Việt Nam không chỉ người dân trong nước mà còn rất nhiều nước trên Thế Giới yêu thích và đón nhận. Với những mặt hàng nông sản, đặc sản xuất khẩu thành công sang nước ngoài, cần mở rộng thêm quy mô sản xuất, ưu tiên phát triển vùng, miền về sản phẩm đặc trưng đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước. Mỗi địa phương cần xây dựng cho mình chiến lược phát triển nông sản bền vững liên kết với nhiều đối tác để sản xuất thành công sang nước ngoài.

 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Phân bón hữu cơ nhập khẩu, Phân bón hữu cơ, Phân bón nhập khẩu NOAM theo thông tin dưới đây.

Công ty CP Thương Mại Kỹ Thuật Nông Nghiệp Sinh Học Noam
Địa chỉ: 61C Trần Khắc Chân, Phường 9, Quận Phú Nhuận,Tp. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0968972178 - 0965512178
Email: noamsinhhoc@gmail.com
Website: www.noam.com.vn

.

Tin tức khác